0
Chat facebook

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TRUY CẬP TRANG WEBSITE CỦA CHÚNG TỐI.

icon-hotlineHotline: 0915 922 844

icon-mailEmail: palletgominhduc@gmail.com

Tin tức

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỖ LAO ĐAO VÌ LUẬT MỚI CỦA MỸ

10:08:21 24-09-2017

TP - Từ 1-4, Đạo luật Lacey của Mỹ có hiệu lực. Theo đó, khi xuất khẩu gỗ vào Mỹ, những nhà sản xuất, xuất khẩu và bán lẻ đồ gỗ có nguồn gốc đáng nghi ngờ có thể bị chính phủ nước này tịch thu hàng, phạt tiền hoặc thậm chí bị bỏ tù.

Kết quả hình ảnh cho DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỖ LAO ĐAO VÌ LUẬT MỚI CỦA MỸ

Ông Nguyễn Tôn Quyền (ảnh nhỏ) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trao đổi với Tiền Phong.

Gỗ sẽ được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc trước khi chế biến xuất khẩu vào Mỹ  và EU. Ảnh: Phạm Anh

Đạo luật Lacey có ba điểm cần chú ý. Thứ nhất, đạo luật sẽ kiểm tra ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ; phải có văn bản, chứng từ chứng minh, gỗ mua ở đâu, được khai thác ra sao (phải có chứng chỉ quốc tế FSC - tức là gỗ có nguồn gốc hợp pháp).

Ông Nguyễn Tôn Quyền

Thứ nữa, gỗ đó phải được trải qua chuỗi kiểm tra của một tổ quốc tế độc lập. Chẳng hạn, gỗ khai thác từ rừng ở một bang của Malaysia, vận chuyển qua cảng nào, về qua cửa khẩu nào của Việt Nam, rồi đến nhà máy nào. Cả chuỗi như thế phải có chứng từ kiểm tra, xác minh rõ ràng mới được cấp phép. Tuy nhiên, hiện chưa có tổ chức quốc tế nào giúp ta làm việc này, hơn nữa, mình cũng chưa hiểu được quy trình kiểm tra xác minh ra sao.

Mặt khác, Mỹ yêu cầu kiểm tra chặt chẽ về hóa chất, về an toàn lao động, vệ sinh môi trường...

Mỹ cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, không lâu nữa đạo luật sẽ được áp dụng nên doanh nghiệp Việt Nam phải sẵn sàng và cơ quan quản lý Việt Nam phải vào cuộc sớm hơn. Khi có hướng dẫn, phải phổ biến sớm để doanh nghiệp nắm được.

Vậy tổ chức nào sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, thưa ông?

Như tôi nói, không phải mình tự đứng ra cấp giấy chứng nhận, mà mình thỏa thuận với Mỹ và quốc tế để một tổ chức độc lập, tức là bên thứ ba đứng ra chứng nhận.

Chẳng hạn, việc cấp chứng chỉ COC (chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm), phải thuê tổ chức SGS của Malaysia. Vấn đề là nước ngoài họ muốn minh bạch, hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Với những điều luật khắt khe như vậy, bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp?

Hiện kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường Mỹ hơn 1 tỷ USD, EU khoảng 600 triệu USD. Hai thị trường này chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước.

Theo khảo sát sẽ có khoảng 300 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các đạo luật trên. Các DN xuất khẩu gỗ cần sớm chuẩn bị để thực hiện quy định mới này. Bởi sau Mỹ, từ 2011, châu Âu cũng áp dụng đạo luật Flegt với những quy định tương tự.

Như vậy, xuất khẩu gỗ năm nay liệu có bị giảm sút?

Năm 2010, sức mua của 3 thị trường chính là Mỹ, châu Âu (EU), Nhật bắt đầu phục hồi. Các hợp đồng năm 2010 đã ký hết với các đối tác.

Hơn nữa, Việt Nam đang có lợi thế so với Trung Quốc, Malaysia, Indonesia vì thị phần của ta vào Mỹ, EU còn nhỏ, chưa đáng lo ngại. Trong khi đó, chẳng hạn như Trung Quốc với kim ngạch gỗ vào Mỹ khoảng 10 tỷ USD, đang bị thổi còi về bán phá giá.

Hơn nữa, lượng gỗ nhập khẩu của hai năm trước vẫn còn khoảng 20-30%, vẫn đủ dùng hết năm nay. Vấn đề nhập thêm gỗ chưa đáng lo ngại.

Một tín hiệu vui nữa là, chỉ tháng 1 vừa qua, xuất khẩu vào các thị trường trên đạt 270 triệu USD, tháng 2 đạt 220 triệu USD, cả hai tháng gần 500 triệu USD. Chưa năm nào đạt được con số kỷ lục này. Hy vọng đạt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ lên 3 tỷ USD trong năm nay.

* Theo TS Lê Khắc Côi, cố vấn độc lập của Chương trình Flegt (tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản) của EU tại châu Á, Việt Nam có 2.500 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó 700 doanh nghiệp lớn.

Lâu nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp phải có chứng chỉ COC. Khi đạo luật Lacey có hiệu lực, những doanh nghiệp nào có COC tốt, sẽ ít bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp chưa có sẽ gặp khó khăn hơn. Hiện chỉ 190 doanh nghiệp Việt Nam có chứng chỉ COC.

* Ông Võ Trường Thành - Tổng Giám đốc Cty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho biết, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thế mạnh về xuất đồ gỗ ngoài trời vào EU và Mỹ.

Do đó, để phát triển bền vững, không có cách nào khác là các DN xuất khẩu vào thị trường này phải chủ động sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, có nguồn gốc minh bạch.

back-to-top.png